Nghiệp chướng và tên gọi

Một gia đình Việt Nam ở Đà Nẵng với hai con bị bệnh tật tình nghi là do hóa chất Da Cam. Hoàng Dình NAM/AFP/Getty Images

This article first appear in VTimes on June 18, 2010.

Nguyễn hữu Liêm

LTS: Luật sư Nguyễn Hữu Liêm, một bình luận gia cho báo VTimes, hiện đang công tác báo chí tại Quảng Trị cho dự án Vietnam Reporting Project, một chương trình tường thuật về hóa chất Da Cam tại Việt Nam. Vào mù hè này, 15 nhà truyền thông Mỹ-Việt sẽ tường thuật từ Việt Nam về vấn đề này cho nhiều báo chí, truyền hình và Internet tại Hoa Kỳ. Quý độc giả có thể theo dõi hành trình của họ trên trang web vietnamreportingproject.org. Sau đây là bút ký luật sư Liêm đã gửi từ Việt Nam.

Ngày 9 tháng Sáu, 2010

CAM LỘ, Đông Hà – Bạn tôi, Trần Việt Trầm, tiếp tôi tại nhà anh, ở một cái làng gần Cam Lộ, Đông Hà. Ngày trước, khi còn trong quân ngũ Việt Nam Cộng hòa, chúng tôi đóng quân ở Cần Thơ, vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Anh sai vợ con làm thịt con gà trống duy nhất gáy trong sân sau nhà. Anh mời tôi một chai bia Huda. Vợ anh khóc vì phải cắt tiết con gà nhưng rồi cũng chiều. Tôi cũng yêu con gà – một con gà trống đẹp, oai phong và to tiếng – nhưng loài người thuộc một giới cao hơn, nên chúng tôi đành ăn thịt nó, nhưng không quên đọc một kinh trước khi hóa kiếp con gà. Tôi vừa quay về sau chuyến đi thăm Khe Sanh, mà gần 42 năm trước đây, một trận đánh giống như Điện Biên Phủ đã diễn ra. Tôi không hiểu vì sao tên mấy địa danh trong vùng này như căn cứ hỏa lực Carroll, the Rockpile… cho tôi một cảm giác quen thuộc làm như mình là một phần của vùng đất này. Có lẽ tên những địa danh ghi dấu ấn trong tôi qua những bài hát tuyên truyền thời xưa cũ…

Chúng trở về trong ký ức một cách thảm sầu và buồn cười cùng một lúc. Chúng tôi ngồi trên sàn nhà ăn cơm. Mấy người đàn ông cởi trần trùng trục. Đây là một ưu điểm xa xỉ của đàn ông. Chúng tôi làm như vậy được vì cái nóng và ẩm ướt của vùng này. Sau một vài chai Huda uống với đá, tôi bắt đầu câu hỏi thông thường của một người bạn cũ, đi xa lâu ngày mới trở về.

“Trầm nì, mi có biết ai bị nhiễm chất Da Cam trong vùng ni không?” “Có chứ! Thằng em tao có hai đứa con bị nhiễm chất Da Cam. Tên nó cũng giống như tên mi rứa, Liêm.” Tôi bèn bảo bạn tôi mời em hắn đến chơi.

Nửa tiếng sau, cậu Liêm đến nhập bọn. Trông cậu ta rất quê mùa, hiền lành và giản dị. Trong khi ăn, cậu ta cứ nhìn tôi cười như mình là kẻ sung sướng nhất trần đời. Vậy mà như lời cậu ấy kể, thằng con trai đầu lòng đã từ trần hai năm trước vì bịnh Da Cam. Người con gái 23 tuổi bị bệnh tâm thần, sống trong nhà, hoàn toàn vô tích sự.

“Anh có trách người Mỹ vì chuyện này không?” Tôi hỏi, gần như mớm cho anh nông dân hiền từ, cách trả lời như ý mình. Nhưng anh ta cứng cõi hơn tôi nghĩ. “Không đâu! Chẳng qua là cái nghiệp, nghiệp chướng cả anh Liêm à! Rứa thôi!”

“Nghiệp chướng! Bạn quá độ lượng,” Tôi dùng luận điệu luật sư, làm như thể mình đang chất vấn một nhân chứng chống đối. “Nếu có ai xâm chiếm nhà bạn rồi tấn công gia đình bạn một cách vô lối, gây nhiều khổ đau, thì bạn cứ đỗ cho nghiệp chướng à? Bạn không dành phần trách nhiện nào cho người tấn công sao?”

“Đúng vậy! Đó là nghiệp chướng của mình! Đức Phật nói vậy!” Anh ta vẫn giữ lập trường.

Hai tiếng sau – ngà ngà thịt gà trống và bia – tôi đến thăm gia đình hai nạn nhân, không hiểu triết lý nhà Phật về nghiệp chướng và độ lượng có còn quyền lực không.

Nguyễn Trí Lân, 20 tuổi, và cô em gái, Nguyễn Thị Hằng, 18, cả hai chân tay bị trói gò lại bằng những tấm vải. Họ được cho ngồi trên ghế
trong tư thế của những tù nhân bị còng. Mẹ họ, bà Nguyễn Thị Phận (tên cũng như phần số của bà và gia đình!) cho tôi biết cần thiết phải làm như vậy để ngăn ngừa cho con khỏi cào cấu và cắn xé lấy chính mình. Chúng nó la hét hằng đêm. Vào những đêm nóng bức, chúng gào lên “như những con chó dại” bà Phận nói.

Bà Phận nói lúc đầu bà còn sợ tiếng la hét của hai con bà làm phiền nhiễu hàng xóm. Nhưng rồi họ cũng thông cảm và quen với vấn nạn của chúng. Đúng, bà cũng lo cho hàng xóm của mình. Khi tôi hỏi Phận, chị nghĩ sao về thảm cảnh này, chị trả lời tôi một cách nhỏ nhẹ, tất cả chẳng qua vì một cái tên.

“Chị nói sao?”

“Thiệt mà, tôi tên là Nguyễn Thị Phận, đó là nguyên do chính,” cô nói. “Anh thấy không, có lẽ anh không biết điều này, nhưng tên anh ra sao thì đời anh cũng như rứa đó. Không còn lý do nào khác. Có thể cha tôi tình cờ đặt cho con một số phận xấu như vậy. Nhưng tôi không nghĩ ông để ý tới chuyện đó mô. Không một người cha nào lại muốn cho con mình mang một phần số xấu như tôi.”

Đến giờ chia tay với Phận, cô nhè nhẹ nắm lấy tay tôi và cười một cách an bình. Tôi tưởng như mình đã gặp Phặt Quan Thế Âm Bồ Tát. Hãy cứu độ những người hiền lành, vô tội, cửa Niết Bàn đang rộng mở chờ đón họ.

About Henry Liem

Henry Liem is an attorney in San Jose and a professor of philosophy at San Jose City College. He is the author of three books on law and philosophy and numerous articles on various topics. He was a staff writer for The Tenderloin Times, a monthly newspaper that served San Francisco’s Tenderloin community, and a copy editor for the Viet Mercury, the Vietnamese-language weekly published by the San Jose Mercury News and the first Vietnamese newspaper published by a U.S. media company. He currently writes a column entitled "From The Left" for VTimes, a Vietnamese-language newspaper in Silicon Valley.

Comments are closed.