Nguyễn hữu Liêm
LTS: Luật sư Nguyễn Hữu Liêm, một bình luận gia cho báo VTimes, hiện đang công tác báo chí tại Quảng Trị cho dự án Vietnam Reporting Project, một chương trình tường thuật về hóa chất Da Cam tại Việt Nam. Vào mù hè này, 15 nhà truyền thông Mỹ-Việt sẽ tường thuật từ Việt Nam về vấn đề này cho nhiều báo chí, truyền hình và Internet tại Hoa Kỳ. Quý độc giả có thể theo dõi hành trình của họ trên trang web vietnamreportingproject.org. Sau đây là bút ký luật sư Liêm đã gửi từ Việt Nam…
29 tháng Năm, 2010
Chuẩn bị cuộc hành trình trở về quê tôi: Quảng Trị
Đối với tôi không có gì thích thú hơn ngồi café vỉa hè ở Sài Gòn nhìn trời đen đổ mưa như trút nước, thỉnh thoảng có tiếng sấm sét nổ kinh hồn đi theo. Cả kinh nghiệm này làm tôi nhớ đến chuyện chiến tranh ở tỉnh lỵ tôi ở hơn 35 năm trước đây – thuở tôi hay trèo lên cành mít để nhìn B-52 rãi bom cách đó khoảng 10 dặm về phía bắc trong vùng phi quân sự.
Sấm sét và bom của B-52, theo tôi, có tiếng nổ giống nhau. Chúng làm tôi cảm thấy sống dậy với nỗi khiếp sợ và một cảm giác của sức mạnh kinh hồn của tiếng nổ. Đúng vậy, khi còn trai trẻ, tôi thích nhìn B-52 bỏ bom. Lần này, tôi dự định sẽ về đến chính nơi chốn mà B-52 đã dội bom, kể cả căn nhà của thời niên thiếu – ngày hôm nay chỉ là một hố trũng lớn ở giữa vườn khoai lang. Người ta không thể sống quá
tiếng thời gian của tuổi trẻ – tôi có thể nói như vậy. Và tiếng bom của B-52 lúc nào cũng sống trong tôi. Một điều chắc chắn: Chiến tranh là chuyện không tẻ nhạt!
3 tháng Sáu, 2010
Sài Gòn lúc nào cũng mưa
Sài Gòn 5 giờ chiều thứ Năm… Vừa mới đáp xuống thành phố Hồ Chí Minh sau 20 tiếng bay từ San Francisco. Mệt, buồn ngủ, nhưng háo hức. Trời rất oi bức khi tôi bước ra khỏi phi trường Tân Sân Nhất. Gọi chiếc taxi của công ty Petrolimex. Người tài xế trông có vẻ bất cần.
Anh ta tiếp tục hút điếu thuốc lá cho đến khi tôi bảo anh dụi tắt. Khi tôi vào bên trong xe, tôi tìm công- tơ tính tiền. Nhưng anh ta đã dán tấm danh thiếp che mất cửa sổ giá biểu.
Tôi bảo anh ta gỡ ra cho tôi thấy là công-tơ hợp pháp và chính thức, và chính xác. Anh ta nói tôi trả cho anh 200,000 đồng thay vì dùng công- tơ tính tiền. Với bộ mặt nghiêm nghị, tôi cảnh cáo anh phải theo đúng thể lệ. Nhìn gương mặt lạnh như tiền và sẵn sàng “đánh nhau,” và một giọng Quảng Trị đặc sệt của tôi, anh ta miễn cưỡng nghe lời. Trời bắt đầu mưa khi tôi đến khách sạn. Mưa như thác đổ. Tôi bị ướt mưa ở giữa đại lộ Nguyễn Huệ. Mọi người chạy tìm chỗ trú mưa.
Giờ này đã 5 giờ chiều. Cơn mưa rào đã giúp sức. Hơi nóng và ẩm lúc này được làn gió mát thổi qua làm dịu đi. Tôi uống ly bia đầu mùa ở Việt Nam. Nhìn ra từ tiệm café, nước mưa trút xuống khắp mọi nẽo. Không có sấm – chưa!
Tôi sẽ ra Huế thứ Bảy này. Mọi vé máy bay đi Huế đều bán sạch – vì Lễ Hội Huế. Tôi phải đến Đà Nẳng và đón taxi đi Huế.
Hiện nay, mọi món hàng ở Sài Gòn đều lên giá. Một đô la bây giờ trị giá 18,500 đồng Việt Nam. Một tô phở là 45,000 đồng. Một lon bia như Heineken tốn 25,000 đồng ở quán café vỉa hè, khoảng 1.50 đô la. Dân Sài Gòn nổi tiếng thân thiện. Nhưng coi chừng những người bán hàng
rong, họ thích lợi dụng khách du lịch dễ tin… Nhưng ngược lại họ thích tếu và nhiều lúc ồn ào. OK, đây là ghi chú đầu tiên của tôi ở Việt Nam.
Tôi dùng máy vi tính Dell sách tay 10 inch. Nó nhẹ nhưng quá nhỏ để gõ chữ. Nhưng đừng kỳ vọng văn chương báo chí hạng nhất của tôi, ít ra không đúng văn phạm.
4 tây tháng Sáu1 thẩm phán, 2 nhà báo, và 100 câu hỏi
Tối qua tôi trở về nhà say túy lúy – sau một ngày làm phóng viên đầy hứng thú và lạ lẫm. Tôi đi thăm một trường trung học và bàn chuyện học vấn với ông hiệu trưởng và học sinh, mới trở về sau khi đi thi trung học toàn quốc. Thời tiết gần như hoàn hảo – mây giăng phủ và mát mẻ cả ngày. Ly café double expresso ở tiệm Mojo Café ngon hơn dự tính. Những tia nắng vàng le lói xuyên qua những cành lá…
Vào buổi chiều tôi đến nhà hàng hải sản lớn của một người bạn nằm bên bờ sông Sài Gòn. Tôi yêu cầu anh ta mời vị quan tòa chủ trì phiên tòa xử Lê Công Định đến ăn với chúng tôi. Đi cùng với tôi là Huy Đức, một nhà báo đối kháng nổi tiếng ở Việt Nam ngày nay. Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu đến và tôi kéo ông vào ngay câu chuyện. Ông yêu cầu chủ nhân rót whiskey thay vì rượu chát Cabernet của Úc mà chúng tôi đang uống. Ông ta trạc tuổi tôi nhưng trông có vẻ trẻ hơn hôm tôi gặp ông ta ở phiên tòa xử Lê Công Định mấy tháng trước đây. Ông ta thẳng thắn, cởi mở, cứ ép tôi “nốc cạn ly” Chivas Regal, được các cô chiêu đãi viên mỹ miều vận áo dài. Mỗi lần tôi hỏi ông một câu hóc búa và nhạy cảm, ông cười và nhắc tôi: “Anh Liêm ơi, bây giờ là lúc nhậu, OK?” Rồi ông bắt đầu trả lời câu hỏi tôi.
Một “shot” (cốc nhỏ để đong rượu mạnh) nốc cạn đáy là một câu hỏi. Chuyện này tiếp tục trong vòng ba tiếng đồng hồ. Tôi hỏi ông ta ít ra cũng 100 câu. Bạn thử suy luận thử. Chúng tôi thỏa thuận với nhau chuyện nói thẳng “của rượu” là không chính thức, không được nhắc lại. Nhưng hãy tin tôi, tôi hỏi ông ta hầu hết những câu cần phải hỏi.
Bạn hỏi tôi uống bao nhiêu à? Tôi không nhớ rõ, chỉ biết tôi vẫn còn say sau một đêm ngủ ngon. Không bị triệu chứng nhức đầu, khó chịu vào ngày hôm sau. Huyền diệu! Lạ lùng.
Tuy nhiên, ông triết gia Hegel ưa chuộng của tôi đến và thủ thỉ bên tai trái của tôi, “Mày biết không Liêm, sự thật là một tên Bacharian tìm thú vui chơi khi không còn ai tỉnh táo!” Thưa ông, đúng vậy, tôi biết. Tối qua tôi nghe những thố lộ thật tình trong một cuộc nhậu dài hơi. Tôi nghĩ rằng tôi có thể đương đầu với sự thật.
Thắc mắc của tôi hiện giờ là: “Ai đã chở tui về tối hôm qua?”
5 tháng Sáu, 2010
Một đám đông hoan hỉ ở Cổng Trời, Huế
Trong buổi lễ khai mạc liên hoan Huế Festival, giây phút pháo bông bắt đầu đánh dấu giờ khai trương lễ hội lớn thì cơn mưa đổ ào xuống, ầm ầm như tiếng nổ động thiên đình của buổi đêm…
7 tháng Sáu, 2010Những bộ mặt thật của chứng tích Da Cam
THUNG LŨNG A- LUOI – Sau khi đi thăm dăm bảy đứa trẻ bị dị dạng có lẽ do bị nhiễm Chất Da Cam trong thung lũng này, tôi đi qua sạp bán thịt ngay giữa chợ nằm trong trung tâm Thung Lũng A-Luoi vào buổi chiều để kết thúc chuyến đi. Tôi nhìn một người phụ nữ bán hàng có vẽ an nhiên và thầm lặng. Một điều gì khiến tôi bắt chuyện với cô ta. Tôi chào và cô trả lễ bằng một nụ cười thân mật, thật to. Tôi bắt đầu hỏi. Về kinh tế, mức sống, nguồn thịt mà cô bán, dân tình và đời sống của cô nói chung.
Rồi tôi hỏi, “Chị ơi, chị có nghe nói đến Chất Da Cam không?” Cô ta ngồi thẳng dậy. “Dĩ nhiên là có. Chúng tôi đang sống ngay trong vấn nạn này đây.” “Cá nhân chị có biết những ai là nạn nhân không?” “Có chứ, đó, đó!” Cô ta vừa nói vừa trỏ những người đàn bà bán hàng trong khu thịt cá, hết người đàn bà này đến người đàn bà khác. Trong lúc chúng tôi bắt đầu nói chuyện thì đám đông hiếu kỳ bắt đầu tụ tập. Một thiếu nữ la tô: “Chất Da Cam hả, tôi sẽ chỉ cho chú những người bị khuyết tật trong khu này!” Nhiều người khác đến nghe.
Hầu hết phần lớn là đàn bà. Họ bao chung quanh tôi. Một đám đông bỗng nhiên bắt đầu tụ họp. Sự hồ hỡi nổi lên sau những khuôn mặt dày dạn nắng mưa – làm như họ ngạc nhiên, hả dạ phần nào đã được một người quan tâm, sẵn sàng nghe những câu chuyện của họ. Nhiều người lớn tiếng kể kinh nghiệm chiến tranh, những nỗi khổ mà họ đã kinh qua. Đây là những nhân chứng của một câu chuyện đã trở thành cước chú của cuộc chiến Việt Nam, một chuyện mà mọi người muốn quên đi. Tôi bị bao trùm trong nguồn tâm sự, và nỗi đau của họ.
Họ không nói theo một kịch bản được người khác viết. Những người đàn bà này, những người dày dạn, trong vai trò những người mẹ, kể lại và nói lên câu chuyện của cuộc đời họ, phát xuất từ những tâm tư đích thực của con người họ.
Một người đàn bà bắt lấy tay tôi, “Chú ơi, đây là một nạn nhân.” Tôi nhìn qua phía trái của cô. Một thiếu phụ bồng một đứa bé con, một đứa bé rõ ràng bị dị tật, đang nằm trong vòng tay mẹ nó. Cô ta nhìn tôi với đôi mắt buồn bã. Đám đông bắt đầu lặng thinh. Một người khác hỏi tôi có muốn đi thăm một gia đình sống gần đó.
Trước khi đi với họ qua căn nhà phía bên kia đường, tôi nhìn đám đông rồi hỏi một câu chắn nịch: “Làm sao các chị biết chắc được họ là nạn nhân của Chất Da Cam?” Đám đông trở nên phẫn nộ, “Nếu vậy, cho chúng tôi biết nếu không phải Da Cam thì là cái gì? Chúng tôi chẳng bao giờ có những chứng bịnh này, những vấn nạn này trước khi chiến tranh. Ai đều bị chung một căn bệnh. Anh nghĩ rằng họ là ai?” Tôi trả lời họ, “Tôi không biết! Tôi chỉ muốn hỏi các chị. Xin cho tôi biết những điều các chị biết.”
Trong căn nhà đó, một người đàn bà ôm một đứa bé bị khuyết tật khác, người cháu của bà, ra chào tôi. Tôi ngồi xuống với họ và bắt đầu chuyện “phỏng vấn” của mình.
Tôi cảm thấy mình có vẻ hơi thô lỗ với bà. Nhưng khi tôi hỏi bà muốn gì cho đứa cháu, bà bật khóc. Bà nói đứa cháu bà không nhận được gíúp đỡ gì từ chính quyền. Nhưng đó không phải chuyện chính, bà vừa nói vừa sụt sùi khóc. Tương lai của cháu bà ra sao à? Bà chỉ muốn cho nó có cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác trong xóm. Nhìn những đứa trẻ khác nô đùa, bà không kềm được nỗi đau khi nhìn lại cháu mình. “Tôi muốn nó đứng dậy và đi lại được. Nhưng đó là một giấc mơ xa xôi khó khi nào có thể thành sự thật. Vì sao?” Bà khóc thẳng thừng. Tôi cầm lấy một ly nước trên bàn và hướng mắt về phía khác. Bà lại nhìn tôi và hỏi “Tại sao?” lần nữa.
Khi tôi nhìn về hướng tây, hướng nam, và hướng bắc, đường mòn Hồ Chí Minh bây giờ là một xa lộ trải thẳng tắp với những cột đèn và bảng hiệu giao thông.
Phong cảnh trông thật hữu tình trong ánh nắng của buổi chiều tà rực rỡ. Những đỉnh núi kia, à vâng, một trong những đỉnh đồi đó là “Ham-
burger Hill.” Cánh rừng phô trương tất cả vẻ đẹp của nó – xanh um và tươi mát, sống động với nhiều sinh vật. Những đồng lúa, những bải trực thăng cũ, căn cứ đại bác. Tất cả đều được cây cỏ mọc trùm lên, phủ kín. Tôi không nhìn thấy dấu tích chiến tranh, giết chóc, và không nghe tí nào âm thanh độc đáo của những chiếc trực thăng Huey H-1 của những năm xưa.
Nhưng tôi có nghe, rõ ràng và lớn tiếng, một điều. Tàn tích của cuộc chiến mà mọi người chúng ta đều muốn quên còn ở đây với chúng ta, giữa những quang cảnh trữ tình của Thung Lũng A Luoi. Câu chuyện thật chưa bao giờ được kể bởi những con người đau khổ này. Bây giờ đã đến phiên họ. Họ phải cho chúng ta biết chuyện gì đã xảy ra. Và chúng ta, thế giới, lần này cần phải lắng nghe.
(Cám ơn Hồng, Thu Hà và Joy đã có mặt cùng tôi, chứng kiến mọi chuyện.)