Trần Đệ
Thứ Sáu, 9 tháng Bảy, 2010
ĐÀ NẴNG – Bây giờ là vào khoảng 5:30 giờ chiều. Giờ cao điểm khi mọi người rời sở làm đã tăng thêm nhiệt độ ồn ào của thành phố cảng – tiếng còi xe inh ỏi không dứt, mùi khói xe nồng nặc, và dòng xe ô-tô và xe gắn máy dường như vô tận… Không bao lâu sau tia nắng mặt trời phai nhạt dần để chuyển sang màu đỏ ối, rồi màn đêm buông xuống, và sức nóng oi bức của mùa hè cũng giảm dần. Cùng lúc thì những nhà hàng đặc sản dọc theo bờ biển lại trở nên sống động trong tiếng cười rộn rã, trộn lẫn với gió mát từ đại dương thổi vào theo từng đợt sóng vô tận.
Chúng tôi đến thành phố sống động này để tiếp xúc vài gia đình mà người ta tin rằng con cái họ bị nhiễm Chất Da Cam. Từ khách sạn, tôi có thể nhìn thấy đường băng của Sân Bay Quốc Tế Đà Nẵng, nơi mà vào thời chiến quân đội Hoa Kỳ đã tải chất khai quang độc hại này lên máy bay để rải trên những khu rừng già trong khu vực. Việc tồn trữ, vơi vãi đã biến Sân Bay Đà Nẵng trở thành “Điểm Nóng” cần phải tảy rửa sâu rộng nay đã 35 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc.Chúng tôi dành phần lớn thời gian trong hai ngày qua với gia đình em Nguyễn Thị Lý đang sinh sống trong ngôi làng nhỏ cách bờ biển China Beach (Mỹ Khê) nổi tiếng của Đà Nẵng vài cây số. Vào thời chiến tranh Việt Nam, binh lính Mỹ đến đây để nghỉ mát và giải trí; bãi cát trắng mịn ở đó được dùng làm nơi dưỡng quân tạm.
Tôi cũng có dịp thăm viếng vài gia đình cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa
Chất Da Cam. Ở huyện Đại Lộc, tình Quảng Nam, tôi có dịp gặp gỡ gia đình anh Đoàn Liên, cựu Pháo Binh QLVNCH, Tiểu Đoàn 102, Quân Đoàn 1. Binh nhất Đoàn Liên từng đi hành quân ở Quảng Nam, Quảng Trị và Quảng Bình. Anh từng chứng kiến máy bay Hoa Kỳ phun Hóa Chất Da Cam xuống những khu rừng núi Trường Sơn. Anh tin rằng đây là lý do con trai đầu lòng của anh, Đoàn Ngọc Tùng, sinh ra bị khuyết tật trầm trọng.
Năm nay 15 tuổi, Tùng không nói được, em cần cha mẹ đút cơm, và em nói chung không có ý thức nào. Em như đứa trẻ mấy tháng tuổi. Tùng đôi khi bị động kinh nên nhà lúc nào cũng phải có người ở nhà trông em.
“Sanh hắn ra tới giờ là biển khổ luôn,” cậu Tùng, anh Lê Thuyền cho biết. Em gái của Tùng, Đoàn Thị Minh Thư, bị kém trí nhớ, theo lời cha mẹ em. “Hắn không nhớ cái chi như cái chi,” mẹ em, chị Lê Thị Chung cho biết. “Bác sĩ nói hắn bị ảnh hưởng Chất Độc Da Cam.”
Gia đình làm nông. Họ trồng lúa, ớt, và thuốc lá. Lợi tức gia đình chỉ có khoảng 700,000 đến 800,000 đồng (khoảng 40 đô la) mỗi tháng. Gia đình nhờ sự trợ giúp của xóm làng và bà con. Gia đình bé Lý ở thành phố Đà Nẫng cũng cần trợ giúp của các cơ quan từ thiện phi chính phủ. Lý là một cô bé 9 tuổi và sẽ nhập học lớp ba vào mùa thu này. Em năng động, hồn nhiên, thích ca hát và nhảy múa với em trai 7 tuổi và bà con cùng lứa.Em Lý sinh ra đời với cái đầu to lớn; khuôn mặt em với đôi mắt lồi to chất chứa những nét tương tự như loài cá. Em thừa hưởng tình trạng này từ người mẹ, cũng bị di tật nhưng nhẹ hơn. Ngực của em cũng nhô ra khiến em đôi lúc bị khó thở. Và em phải nhập viện thường xuyên.
Theo nhân viên sở xã hội ở đây cho biết ông ngoại của em Lý từng tham chiến trong vùng bị rải chất hóa học, kết quả là cả con gái ông lẫn cháu ngoại đều bị tác hại do ảnh hưởng từ Chất Da Cam.
Gia đình em chẳng khấm khá gì. Họ tùy thuộc vào các khoản trợ giúp từ các hội cứu trợ. Hội Chữ Thập Đỏ giúp họ xây dựng căn nhà hai phòng ngủ nhỏ bé. Tổ chức thiện nguyện Children of Vietnam cung cấp sữa cho em Lý, kể cả một chút học phí cho em đi học lớp hè. Ngoài ra hội còn giúp gia đình em mượn tiền mua 5 con heo. (Không may, bầy heo chết vài ngày trước đây, không rõ vì bệnh gì.) Họ chẳng có bao nhiêu lợi tức. Cha của em Lý làm nghề xây dựng, nhưng cũng chẳng có việc làm thường xuyên.
Bà mẹ phần lớn dùng thời gian để chăm sóc cô con gái. Trong thời gian mấy ngày tại đây, tôi đã gặp nhiều gia đình khác cũng rơi vào trường hợp như em Lý. Việt Nam với khát vọng đạt một tương lai phú túc, hiện vẫn bị quá da cam Tiếp trang 1A Da vàng khứ chiến tranh ám ảnh.
Chiến tranh qua đi đã lâu, tuy vậy nỗi thống khổ vẫn tiếp tục tiếp diễn sang thế hệ thứ ba của người dân đất nước này. Và hình như những kẻ vô tội luôn luôn bị thiệt hại mất mát nhiều nhất.
Phóng sự này thuộc dự án Vietnam Reporting Project, một chương trình tường thuật về hóa chất Da Cam do trung tâm Renaissance Journalism Center tổ chức với quỹ Ford Foundation. Vào mù hè này, 15 nhà truyền thông Mỹ-Việt sẽ tường thuật từ VN về vấn đề này cho nhiều báo chí, truyền hình và Internet tại Hoa Kỳ. Quý độc giả có thể theo dõi hành trình của họ trên tại vietnamreportingproject.org.